Dưới con mắt của các kiến trúc sư trong và ngoài tỉnh thì cả 2 phương án đoạt giải đều chưa thể hiện được hết mong muốn của “đề bài”.
* “Cổng chào thành phố”
Đơn vị dự thi đã đưa ra 2 thiết kế: một là cổng chào được lấy ngẫu hứng từ hình ảnh Văn Miếu; hai là cổng chào theo hướng hiện đại vuông vắn nhiều nhịp (cả 2 đều thuộc phương án thiết kế cổng chào).
![]() |
Phối cảnh phương án thiết kế kiến trúc “Biểu tượng cửa ngõ” cho cầu An Hảo. |
Theo kiến trúc sư Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Công ty tư vấn thiết kế Gia Định - hội viên Hội Kiến trúc sư Đồng Nai), cầu An Hảo là điểm nhấn của công trình giao thông, nếu sử dụng cách điệu nét kiến trúc Văn Miếu, đình chùa sẽ mang hơi hướng kiến trúc tâm linh hay đài tưởng niệm. Điều này không hợp về tâm lý, đi qua cầu sẽ tạo cảm giác cho nhiều người đi vào một chốn tôn nghiêm! “Nhìn nhận theo kiến trúc bản sắc của địa phương thì cả 2 phương án cổng đều không nói lên được gì” - ông Lâm nhận xét.
Cầu An Hảo là công trình cầu đầu tiên của tỉnh được tổ chức thi thiết kế kiến trúc ngay từ đầu. Hai giải nhì thuộc về các đơn vị Liên doanh Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Tầm Nhìn Xanh và Công ty TNHH tư vấn xây dựng Seape Việt Nam với phương án “Đất lành chim đậu”; Liên doanh Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Tedi South) và Công ty TNHH Quang Dũng cùng cộng sự với phương án “Biểu tượng cửa ngõ”. |
Nhận xét này cũng giống với quan điểm của kiến trúc sư Đoàn Việt Cường, đang làm việc tại Công ty thiết kế xây dựng DTC (TP.Biên Hòa). Ông Cường lập luận: “Không phải chỉ riêng Đồng Nai mới có Văn Miếu, nếu thiết kế này dành cho cổng chào Văn Miếu thì rất đẹp và phù hợp hơn, bởi nó vừa mang tính hiện đại lại vẫn có nét xưa. Biên Hòa là vùng đất mới hơn 300 năm, so ra thì còn rất trẻ, vì thế thiết kế cần mang tính năng động”. Với kiến trúc sư Đỗ Thiện Tâm (nguyên Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng Đồng Nai), 2 phương án này đều dễ gây ấn tượng nhờ kiểu dáng cao lớn, nhưng với cách điệu của Văn Miếu thì không phù hợp đối với kiến trúc của cầu.
* “Đất lành chim đậu”
Với ý tưởng một đàn chim đang đậu xuống vùng đất, tác giả đã thiết kế kiến trúc cầu An Hảo theo cách điệu của những cánh chim. Đánh giá về phương án kiến trúc này, ông Đỗ Thiện Tâm nói: “Kiểu kiến trúc đẹp, dễ thực hiện, tuy có sự hòa hợp với cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát nhưng cũng chưa nói lên được bản sắc riêng của Biên Hòa”.
![]() |
Phối cảnh phương án thiết kế kiến trúc “đất lành chim đậu” cho cầu An Hảo. |
Theo kiến trúc sư Nguyễn Quý Biên, Phó trưởng khoa Trang trí nội thất Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, thiết kế của cầu chưa thực sự tạo ra điểm nhấn. Những cánh chim tuy có đẹp nhưng chưa tạo ra ấn tượng mạnh. Ông Biên cho rằng nếu có thể thì nên tổ chức cuộc thi lại, vì đây là cửa ngõ của Biên Hòa nên rất cần một tác phẩm đẹp thực sự và tạo được dấu ấn riêng.
Đồng tình với quan điểm này, kiến trúc sư Trịnh Văn Điệp (Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Đồng Nai) chia sẻ: “Cầu tại các nơi đô thị cần phải có kiến trúc đẹp vì nó là điểm nhấn cho đô thị. Đặc biệt, nơi đây dẫn vào vùng đất cù lao Phố khá nổi tiếng của phía Nam với đô thị đặc trưng sông nước nên kiến trúc cần đẹp, có bản sắc và mang được dấu ấn”.
Kiến trúc sư Nguyễn Sĩ Lâm nhìn nhận, phương án cầu thiết kế theo những cánh chim nếu được chọn thì nên sử dụng những vật liệu mới để vừa tăng được vẻ đẹp và giảm bớt việc bảo trì, bảo dưỡng sau này. Ông Lâm lưu ý, vì đây là công trình có thời gian cả trăm năm nên các vật liệu cũng cần tính toán kỹ.
Sắp tới, 2 tác phẩm đoạt giải nhì về thiết kế kiến trúc này sẽ được trình bày để UBND tỉnh chọn lựa làm cơ sở xây dựng cầu An Hảo.
Nguồn tin: baodongnai.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn